Danh mục
  Lượt truy cập
Hôm nay 86
Hôm qua 139
Trong tuần 1050
Trong tháng 3788
Tất cả 379892
  Video clip
This text will be replaced
  Hình ảnh trường
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2021 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2026
PHÒNG GD&ĐT NHA TRANG                                   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TRẦN NHẬT DUẬT                                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                             Phước Hòa, ngày 15 tháng 01 năm 2017

                                              CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
                                 GIAI ĐOẠN 2017 - 2021 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2026

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trường năm 1983 trường cấp 1, 2 Phước Hòa được thành lập gồm hai cấp học. Ngày 09/6/1988 theo quyết định số 1194/UB của UBND thành phố Nha Trang trường phổ thông cơ sở cấp 1,2 Phước Hòa được tách thành trường hai trường phổ thông cấp II Phước Hòa (địa điểm số 11 Thi Sách) và trường cấp I Phước Hòa (số 2 Trần Nhật Duật). Ngày 05/05/1995 theo Quyết định số 80/QĐ-GD của Giám đốc Sở giáo dục đào tạo Khánh Hòa trường phổ thông cấp II Phước Hòa đổi tên thành trường THCS Trần Nhật Duật. Năm 1995 theo Quyết định số 80/QĐ-GD của UBND tỉnh Khánh Hòa trường được đổi tên thành trường THCS Trần Nhật Duật; Từ khi thành lập đến nay, trường đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển chính trị, kinh tế xã hội của địa phương. Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục thế hệ trẻ thành những con người có đủ các phẩm chất đạo đức, năng lực sáng tạo để đáp ứng được công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Với tinh thần đó trường THCS Trần Nhật Duật xây dựng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2017- 2021 và tầm nhìn đến năm 2026.
Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Trần Nhật Duật giai đoạn 2017-2021 và tầm nhìn đến năm 2026 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng để cho các quyết sách của Hội đồng trường và các hoạt động của cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên chức và các em học sinh trong trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục phát triển theo kịp các yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
PHẦN II: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
I. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
* Đội ngũ: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên gồm 57 người:
+ Ban giám hiệu: 02 người, trong đó có 01 hiệu trưởng, 01 phó hiệu trưởng (nữ 02).
+ Giáo viên: 46 người.
+ Nhân viên: 09 người.
- Trình độ đào tạo chuyên môn nghề nghiệp của cán bộ, giáo viên: 100% đạt chuẩn trong đó trên chuẩn (89,1%)
- Chi bộ có: 15 đảng viên, nữ: 13.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, có trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề và gắn bó với trường.
- BGH mặc dù mới được bổ nhiệm chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý song năng động, nhiệt huyết.
Kết quả xếp loại giáo viên về các mặt từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016:
Năm học SL
GV ĐV GVG trường GVG
Thành phố GVG tỉnh CSTĐ CM từ khá trở lên
2011-2012 43 12 25 1 0 1 43
2012-2013 44 13 25 0 1 44
2013-2014 44 15 29 3 0 1 44
2014-2015 45 16 31 0 45
2015-2016 46 15 36 5 0 2 46

* Học sinh
Sĩ số HS năm học 2016-2017: 935 học sinh chia thành 24 lớp (Khối 6 có 195/ 5 lớp; Khối 7 có 245HS/6 lớp ; Khối 8 có 285 học sinh /7 lớp; Khối 9 có 207 HS/6 lớp
Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm từ năm học 2011-2012 đến năm học 2015-2016:
Năm học SS Số lớp Hạnh kiểm Học lực LL (%) Vào THPT
Tốt
(%) Khá
(%) TB
(%) Giỏi (%) Khá
(%) TB
(%) Yếu (%) Kém (%)
2011-2012 611 22 72.7 23.9 3.4 25.5 35.5 28.5 9.3 1.1 89.6 57.4%
2012-2013 653 23 80.2 18.4 1.4 29.2 36.1 25.7 8.4 0.5 91.1 73.8%
2013-2014 756 24 80.7 17.6 1.7 32.4 34.8 24.2 7.7 0.9 91.4 76.8%
2014-2015 895 24 82.3 16.1 1.6 36.0 33.0 23.2 6.0 1.8 92.2 63.4%
2015-2016 916 24 86.8 11.9 1.3 40.4 28.9 25.8 4.8 0.1 95.1 77.6%

1. Mặt mạnh
- Trường có Chi bộ Đảng gồm 15 Đảng viên, liên tục đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh, Liên Đội mạnh cấp thành phố; trường tiên tiến cấp Thành phố.
- Công tác quản lý của nhà trường từ Ban giám hiệu đến tổ, nhóm chuyên môn, các tổ chức đoàn thể luôn có sự thống nhất chung, có kế hoạch cụ thể theo từng tháng, tuần, được tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời theo từng giai đoạn. Nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ, tính công khai minh bạch được thể hiện rõ qua từng hoạt động.
- Tập thể giáo viên nhà trường nhiệt tình, tâm huyết với nghề, nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, trường đã có trang Website riêng, các thông tin của trường luôn được cập nhật trên trang Website riêng của trường.
- Đa số học sinh của trường ngoan, có ý thức học tập tốt, có chí tiến thủ, nhiều em đạt danh hiệu học sinh giỏi, đạt giải qua các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
- Đảng uỷ, chính quyền địa phương và nhân dân, các bậc cha mẹ học sinh luôn quan tâm ưu ái đối với sự nghiệp giáo dục, được lãnh đạo các cấp quan tâm, hàng năm có đầu tư bổ sung kinh phí cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học của thầy và trò nhà trường.
2. Mặt yếu
- Công tác kiểm tra ở các tổ chuyên môn và đoàn thể chưa thực sự chặt chẽ. Một bộ phận nhỏ cán bộ giáo viên chưa thực sự tự giác, gương mẫu trong công việc;
- Phương pháp dạy học ở một bộ phận giáo viên lớn tuổi chậm đổi mới, tính giáo dục toàn diện học sinh chưa cao, chỉ coi trọng việc dạy kiến thức; Kỹ năng vận động, phối hợp với các lực lượng giáo dục của một số giáo viên còn hạn chế;
- Chất lượng học tập chưa đồng đều ở các khối lớp, tỷ lệ học sinh yếu còn cao, vẫn còn học sinh xếp loại kém; học sinh chưa chăm, chưa tự giác trong học tập; ý thức học tập, việc tu dưỡng đạo đức ở một bộ phận học sinh còn yếu;
- Nhận thức của một bộ phận cha mẹ học sinh về sự cần thiết của việc phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh còn hạn chế;
- Cơ sở vật chất mặc dù đã được đầu tư song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học còn thiếu.
3. Cơ hội
- Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, Chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể, đặc biệt sự quan tâm phối kết hợp của các bậc cha mẹ học sinh.
- Nhân dân phường Phước Hòa có truyền thống hiếu học, có nhiều học sinh thành đạt qua các thời kỳ.
- Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, nhu cầu và nhận thức của phụ huynh HS đã có chuyển biến, phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến việc học hành của con em. Số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên trung học ngày càng nhiều.
- Đời sống và thu nhập của nhân dân ngày càng được cải thiện; ý thức đối với sự nghiệp giáo dục ngày càng cao, đại đa số các gia đình đều xác định đầu tư cho con em ăn học, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục.
- Nhà trường luôn quan tâm việc nâng cao trình độ cho CBGV. Những năm qua nhà trường đã tạo điều kiện cho CBGV tham gia học đại học, tỷ lệ GV trên chuẩn đạt 88%. Đây là nguồn nhân lực khá dồi dào để tham gia vào các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục.
4. Thách thức
- Kinh tế xã hội của thành phố Nha Trang và phường Phước Hòa ngày càng phát triển, đòi hỏi chất lượng dạy và học của nhà trường phải đi lên để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Phát triển kinh tế luôn đi kèm với nhiều mặt trái của xã hội, đòi hỏi tập thể sư phạm nhà trường phải luôn vững vàng và kiên trì với con đường đã chọn để luôn là chỗ dựa vững chắc của xã hội trong sự nghiệp trồng người.
- Tình trạng học sinh bỏ học luôn là bài toán khó đối với tập thể sư phạm nhà trường; Một số phụ huynh học sinh do mưu cầu cuộc sống đi làm ăn xa, để con cái ở nhà cho ông bà nội, ngoại nuôi dưỡng nên các em thường chểnh mảng việc học hành.
- Môi trường xã hội xung quanh ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng học tập của các em: các quán Internet, trò chơi điện tử thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng nên vẫn còn một số học sinh trốn học đi chơi điện tử.
II. TẦM NHÌN, SỨ MẠNG, CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI
1. Tầm nhìn
Là một trong những trường chuẩn quốc gia có chất lượng của thành phố Nha Trang. Nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng tự đổi mới để vươn lên.
+ Vượt lên trên khó khăn, thầy và trò trường THCS Trần Nhật Duật quyết tâm phấn đấu xây dựng môi trường học tập lành mạnh, có kỷ cương, nề nếp; có chất lượng; phấn đấu mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết khả năng của mình. Trong mọi điều kiện, quyết tâm phấn đấu xây dựng trường có chất lượng, giữ vững trường THCS đạt chuẩn quốc gia; được đánh giá ngoài kiểm định chất lượng. Xây dựng nhà trường thành trung tâm văn hoá chính trị của địa phương.
+ Đến năm 2021, trường THCS Trần Nhật Duật được xã hội biết đến là một trường có chất lượng cao của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
2. Sứ mạng
Tạo dựng được môi trường học tập có nề nếp, thân thiện, có chất lượng giáo dục cao nhằm phát huy tính sáng tạo và năng lực tư duy của mỗi học sinh.
3 . Các giá trị cốt lõi
- Có tinh thần đoàn kết và hợp tác; Biết vượt khó trong học tập;
- Có tính kiên trì và nhẫn lại;
- Có lối sống lành mạnh, biết ứng xử tốt trong mọi tình huống;
- Có lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng; Có tính sáng tạo và khát vọng vươn lên.
- Khoẻ mạnh cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.
III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
3.1 Các mục tiêu tổng quát
* Mục tiêu ngắn hạn
Giai đoạn 2017 - 2019, Trường THCS Trần Nhật Duật được đánh giá ngoài kiểm định chất lượng, phấn đâu đạt danh hiệu “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” cấp thành phố và cấp tỉnh, được biết đến là một trường THCS năng động và quyết tâm phát triển cao.
* Mục tiêu trung hạn (phát triển thương hiệu)
Đến năm 2021, Trường THCS Trần Nhật Duật được xếp hạng là một trong 10 trường THCS có chất lượng của thành phố Nha Trang, phấn đấu có một năm học được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận tập thể LĐXS, là địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân địa phương.
* Mục tiêu dài hạn (khẳng định thương hiệu)
Đến năm 2026, Trường THCS Trần Nhật Duật là trường THCS có chất lượng cao của thành phố Nha Trang.
* Mục tiêu ưu tiên
- Duy trì sĩ số, hạn chế tỷ lệ học sinh bỏ học;
- Tiếp tục đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức;
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh;
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để huy động được nhiều nguồn lực phục vụ công tác dạy và học;
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn II.
3.2 Học sinh
+ Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019:
- Giữ vững quy mô 24 lớp; Duy trì sĩ số, hạn chế tỷ lệ học sinh bỏ học;
- Luôn duy trì có 100% học sinh được tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có chất lượng, được giáo dục pháp luật, được giáo dục kỹ năng sống và tham gia các hoạt động xã hội, được tham gia rèn luyện thân thể và Hội khỏe Phù Đổng cấp trường;
+ Đến năm 2021
- Chất lượng học tập: khá giỏi từ 60% trở lên, yếu kém không quá 8%; có học sinh giỏi thành phố và cấp tỉnh; tốt nghiệp THCS từ 98% trở lên; có ít nhất 70% học sinh lớp 9 được xét tuyển vào lớp 10 trường công lập; trường được xếp vào tốp 10 trường có chất lượng học sinh lớp 9 tốt của thành phố Nha Trang.
- Kết quả rèn luyện hạnh kiểm: Loại khá – tốt chiếm từ 95% trở lên, loại trung bình không quá 5%, không có học sinh hạnh kiểm loại yếu.
3.3 Phát triển đội ngũ
- Đảm bảo đủ về số lượng, cân đối chất lượng các bộ môn, 100% đạt chuẩn, phấn đấu đến năm 2021 có 90% CB – GV đạt trình độ đào tạo trên chuẩn (từ đại học trở lên), có ít nhất 95% CB-GV-NV được xếp loại chuyên môn từ khá trở lên;
- Có 100% CB - GV - NV ứng dụng thành thạo CNTT vào công tác quản lý, chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học; đảm bảo có 50% tiết dạy có ứng dụng CNTT, 100% các tiết thực hành được dạy tại các phòng bộ môn;
- Các tổ chuyên môn có năng lực xây dựng các chuyên đề phù hợp với điều kiện dạy và học tại trường (chỉ tiêu từ 2-3 chuyên đề hàng năm/ 01 tổ CM). Triển khai có hiệu quả các chuyên đề do cụm và thành phố tổ chức;
- Mỗi năm có tổ chức hội thi giáo viên giỏi (GVG) cấp trường, trong 4 năm đạt ít nhất 06 GVG cấp thành phố (trong đó có 02 GV được tham gia Hội thi GVG cấp tỉnh);
- Hàng năm 40% CB-GV-NV có đề tài khoa học sư phạm ứng dụng được xếp hạng, trong đó có ít nhất 10% đề tài được xếp loại A;
3.4 Cơ sở vật chất
- Huy động các nguồn lực xã hội đóng góp, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, tăng cường mua sắm thêm các trang thiết, tài sản phục vụ hoạt động dạy học.
- Bố trí các phòng học bộ môn, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vui chơi giải trí đáp ứng đủ các yêu cầu của hoạt động dạy học.
- Xây dựng Logo và biểu tượng văn hoá tinh thần của nhà trường.
- Tiếp tục xây dựng môi trường cảnh quan trường học theo hướng "xanh-sạch-đẹp" đảm bảo đúng quy hoạch " Xanh hóa trường học" theo 11 tiêu chí do Bộ GD quy định.
- Xây dựng Phòng Thiết bị và thực hành đảm bảo yêu cầu đúng tiêu chuẩn thiết bị trường học và quản lý sử dụng đúng quy chế thiết bị theo quyết định số 41/2000/QĐ của Bộ giáo dục - Đào tạo;
- Tăng cường các đầu sách cho thư viện, xây dựng thư viện tiên tiến đáp ứng yêu cầu học tập, giải trí của học sinh và nghiên cứu của giáo viên, công nhân viên.
- Về thiết bị dạy học: Đầu tư mua sắm thêm máy vi tính, các thiết bị tin học, mua sắm đủ các điều kiện cho việc ứng dụng và khai thác CNTT trong dạy học.
- Đầu tư thêm bàn ghế học sinh, giá tủ, các điều kiện vệ sinh an toàn cho các phòng thực hành bộ môn; Xây dựng thêm nhà để xe cho giáo viên.
- Kiến nghị và tham mưu với cấp trên mở rộng phòng y tế, phòng trực cho bảo vệ.
- Tham mưu, làm tốt hơn công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực khác từ phụ huynh, từ Hội khuyến học, từ các cá nhân và ban ngành trong xã để hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục.
Phấn đấu có đủ cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia, giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
4.1 Các giải pháp chung
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý, làm tốt công tác kế hoạch;
- Thống nhất trong nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ - giáo viên - nhân viên trong nhà trường theo các nội dung của kế hoạch chiến lược. Tạo nên sự đoàn kết, nhất trí cao của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch chiến lược;
- Tạo dựng môi trường văn hoá lành mạnh để CB-GV-NV-HS hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu;
- Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động nhiều nguồn lực nhằm đưa nhà trường ngày càng phát triển về nội dung và hình thức.
4.2 Các giải pháp cụ thể
4.2.1 Thể chế và chính sách
- Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính;
- Xây dựng và thực thi có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở;
- Xây dựng cơ chế chính sách theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển năng lực cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài;
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý và ban hành một số quy chế, quy định mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất trong hành động;
- Kiện toàn các ban chỉ đạo để triển khai có hiệu quả các cuộc vận động: “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
4.2.2 Tổ chức bộ máy
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy hiệu quả phù hợp với yêu cầu công tác và giảng dạy;
- Tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn, phát huy vai trò của tổ trưởng;
- Thành lập các hội đồng tư vấn giúp hiệu trưởng điều hành có hiệu quả để thực hiện các mục tiêu chiến lược.
4.2.3 Công tác đội ngũ
- Xây dựng đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn giỏi, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng ứng dụng CNTT, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, gắn bó, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Năng lực chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên phấn đấu được kiểm tra đánh giá đạt loại khá, tốt đạt 80% trở lên;
- Phấn đấu đến năm 2021 tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên ứng dụng tốt CNTT, thường xuyên sử dụng mail công vụ cá nhân riêng;
- Phấn đấu đến năm 2021 có 100% CB,GV có trình độ Đại học, 100% cán bộ quản lý có trình độ trung cấp lý luận chính trị và Quản lý nhà nước;
- Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ GV có nhiều đóng góp cho việc thực thi có hiệu quả kế hoạch chiến lược;
- Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ giáo viên chủ chốt về chuyên môn, bố trí giáo viên trẻ có năng lực vào các vị trí chủ chốt của nhà trường;
- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường;
- Phấn đấu trong suốt thời gian thực hiện chiến lược không có cán bộ giáo viên và học sinh vi phạm pháp luật, không để xảy ra tình trạng mất đoàn kết, khiếu kiện vượt cấp.
4.2.4 Nâng cao chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt là công tác giáo dục đạo đức. Đổi mới về hình thức tổ chức và nội dung các hoạt động giáo dục, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh;
- Có kế hoạch dài hạn trong công tác phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi;
- Điều tra, khảo sát và vận động tất cả các học sinh trong khu vực tuyển sinh về học tại trường để tăng nguồn nhân lực.
- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục.
- Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.
4.2.5 Cơ sở vật chất
- Đầu tư có trọng điểm để tiếp tục hiện đại hoá các phòng học, các phòng học bộ môn, khu làm việc của giáo viên, khu vui chơi thể dục thể thao của HS;
- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để giáo viên ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy;
- Tham mưu với lãnh đạo ngành để tiếp tục được đầu tư từ nguồn ngân sách cải tạo 12 phòng học được xây dựng từ năm 2008;
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa để tăng cường CSVC và hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ dạy - học.
4.2.6 Kế hoạch - Tài chính
- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của từng tổ chuyên môn, các đoàn thể và nhà trường để đáp ứng việc thực hiện kế hoạch chiến lược của nhà trường;
- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán và minh bạch các nguồn thu, chi;
- Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để tăng cường sự hỗ trợ đóng góp của phụ huynh học sinh;
- Làm tốt việc vận động tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, doanh nghiệp, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
4.2.7 Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu
- Xây dựng và khai thác có hiệu quả website của trường.
- Đưa thông tin về hoạt động giáo dục của trường qua Website nhà trường: http:// thcstrannhatduat.edu.vn, qua các buổi họp phụ huynh học sinh, diễn đàn trao đổi;
- Khuyến khích giáo viên tham gia các sự kiện, hoạt động của cộng đồng và ngành giáo dục;
- Tăng cường việc phối hợp giữa nhà trường và địa phương trong việc vận động học sinh ra lớp, cũng như vận động học sinh trong khu vực về học tại trường.
V. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KỀ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
5.1 Từ năm 2017 đến 2018
+ Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy – học và giáo dục đạo đức cho học sinh;
+ Thực hiện tốt các biện pháp vận động duy trì sĩ số, tỷ lệ bỏ học ở mức dưới 1.0 %;
+ Kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ II;
+ Thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phấn đấu được công nhận ở cấp tỉnh;
+ Cơ sở vật chất được tăng cường, 100% CB - GV - NV ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy;
5.2 Từ năm 2019 đến 2021
+ Chất lượng giáo dục đã phát triển ổn định, niềm tin của xã hội đối với nhà trường được khẳng định. Chất lượng của nhà trường nằm trong tốp 10 trường THCS có chất lượng của TP Nha Trang;
+ Trường đủ điều kiện để công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ II;
+ Kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ III;
+ Cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy – học của GV và HS;
5.3 Giai đoạn 2021-2026
+ Trường THCS Trần Nhật Duật được xã hội biết đến là một trong những cơ sở giáo dục có uy tín của thành phố Nha Trang;
+ Cán bộ - giáo viên - nhân viên và học sinh khao khát cống hiến vì danh dự và thương hiệu của trường.
VI. VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN THAM GIA
6.1 Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng
+ Hiệu trưởng
- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường.
- Thành lập Ban Kiểm tra và tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của nhà trường và thực hiện kế hoạch chiến lược theo từng giai đoạn phát triển.
+ Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
6.2 Các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể nhà trường
+ Các tổ chuyên môn
- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.
- Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.
- Chủ động xây dựng các dự án phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường.
+Các tổ chức đoàn thể trong trường: Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
6.3 Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Phê duyệt kế hoạch chiến lược và tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện;
- Hỗ trợ về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.
6.4 Các cơ quan hữu trách (Đảng ủy, ủy ban nhân dân phường Phước Hòa, UBND thành phố Nha Trang)
- Hỗ trợ tài chính cho nhà trường để thực hiện kế hoạch chiến lược.
- Vận động nhân dân địa phương phối hợp với nhà trường trong việc duy trì sĩ số, tham gia các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện để nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
6.5 Ban Đại diện cha mẹ học sinh
- Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược. Tăng cường giáo dục kết hợp gia đình-nhà trường-xã hội, vận động phụ huynh học sinh phối hợp tốt cùng nhà trường để giáo dục toàn diện học sinh, tránh “khoán trắng” cho nhà trường
- Cùng nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ, các hoạt động ngoại khóa, tăng cường phối hợp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh;
6.6 Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh
- Đối với HS: Tự thay đổi phương pháp học tập theo hướng chủ động lĩnh hội tri thức, tích cực tham gia hoạt động xã hội và rèn luyện nhân cách để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học trung học phổ thông hoặc học nghề ; ra sức rèn luyện đạo đức để trở thành những người công dân tốt.
- Đối với cán bộ - giáo viên - nhân viên nhà trường: Căn cứ vào kế hoạch chiến lược và kế hoạch năm học để xây dựng kế hoạch cá nhân, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu trở thành các giáo viên, nhân viên giỏi, là tấm gương sáng về tinh thần tự học và sáng tạo, có lối sống mẫu mực. Tích cực tham gia, đóng góp vào sự phát triển của nhà trường dựa vào khả năng của mỗi cá nhân.
Phần III: KẾT LUẬN
Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch chiến lược là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các chủ trương của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục phát triển và theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Chiến lược phát triển giáo dục của trường THCS Trần Nhật Duật giai đoạn 2017- 2021 và tầm nhìn đến năm 2026 có khả thi hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường, cũng như vận dụng được trí tuệ, tâm huyết của cả Hội đồng sư phạm. Mặt khác, việc duy trì và phát triển khối đoàn kết, đồng tâm hiệp lực trong nhà trường có ý nghĩa quyết định. Đặc biệt, sự hỗ trợ từ lãnh đạo ngành giáo dục, lãnh đạo địa phương có vai trò to lớn trong việc động viên và tạo điều kiện trong việc huy động các nguồn lực trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Chiến lược phát triển giáo dục 5 năm (2017-2021) đặt ra cho toàn trường THCS Trần Nhật Duật những điều kiện, thời cơ thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, trường rất mong nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của quý cấp trên và đặc biệt sự đồng thuận, quyết tâm thực hiện của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường để cùng nhau thực hiện thắng lợi kế hoạch chiến lược đã đề ra.
                                                                                                                                   HIỆU TRƯỞNG
                                                                                                                                     
                                                                                                                                 Nguyễn Ngọc Hoa
Nơi nhận: 
- Phòng GD ĐT Nha Trang
(đề nghị phê duyệt Kế hoạch);
- P.HT, Các tổ bộ môn, tổ VP;
- Lưu: VT.

  Bài viết liên quan

  Cảnh đẹp Việt Nam





TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN NHẬT DUẬT

Địa chỉ                 : 11 Thi Sách, P. Phước Hòa, TP. Nha Trang, T. Khánh Hòa    

Email                   : c2tnduat.nt@khanhhoa.edu.vn  
       Điện thoại     : 058.3871117 - 058.3871569
       Chịu trách nhiệm về nội dung: Bà Nguyễn Ngọc Hoa - Hiệu trưởng
       Quản trị: Ông Nguyễn Thắng Ấn - Giáo viên